CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE VÀ GIÁM SÁT GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUẢNG NINH

 

Căn cứ Quyết định số 288/QĐ-SGTVT ngày 20/01/2021của Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh “V/v ban hành Quy định chức năng, nhiẹm vụ, quyền hạn của Trung tâm Sát hạch lái xe và Giám sát giao thông vận tải đường bộ, trực thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh”

I. Vị trí và chức năng

– Trung tâm Sát hạch lái xe và Giám sát giao thông vận tải đường bộ Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Trung tâm hoạt động theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp có thu; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giao thông vận tải và sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở, ngành liên quan.

– Trung tâm thực hiện tổ chức đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, phục vụ công tác quản lý nhà nước về giám sát hoạt động giao thông vận tải đường bộ theo quy đinh của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Sở Giao thông vận tải, trước pháp luật về nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Thực hiện theo Quyết định số: 4223/QĐ-UBND ngày 14/11/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v thành lập Trung tâm sát hạch lái xe Quảng Ninh, trực thuộc Sở Giao thông vận tải”; Quyết định số 5244/QĐ-SGTVT ngày 26/11/2012 của Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh “V/v Bổ sung chức năng, nhiệm vụ đào tạo lái xe cơ giới đường bộ cho Trung tâm sát hạch lái xe Quảng Ninh”; Quyết định số 3595/QĐ-ƯBND ngày 18/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v tổ chức lại Trung tâm sát hạch lái xe Quảng Ninh trực thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh”, cụ thể như sau:

a) Về công tác sát hạch: Thực hiện sát hạch lái xe các hạng theo Giấy chứng nhận do Cục Đường bộ Việt Nam cấp:

  • Xây dựng kế hoạch ôn luyện tháng, quý, năm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Phối họp với các cơ sở đào tạo lái xe để tổ chức bồi dưỡng, ôn luyện cho thí sinh dự sát hạch thuận tiện, an toàn và theo đúng kế hoạch;
  • Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc sát hạch lái xe các hạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận theo chỉ đạo của Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh và Cục đường bộ Việt Nam;
  • Tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu các khóa đào tạo và các kỳ sát hạch lái xe đảm bảo đúng quy định;
  • Quản lý tốt cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị; khai thác, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhiệm vụ được giao.

b) Về công tác đào tạo: Thực hiện đào tạo nghề lái xe theo Giấy phép đào tạo lái xe do Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh cấp;

c) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về giám sát hoạt động vận tải đường bộ:

  • Giám sát giao thông vận tải trên các hệ thống thông minh của Bộ Giao thông vận tải và của tỉnh;
  • Khai thác thông tin, dữ liệu từ các hệ thống thông minh của Bộ Giao thông vận tải và hệ thống giao thông thông minh của tỉnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở Giao thông vận tải về: kiểm soát, điều tiết mật độ phương tiện tham gia giao thông, giám sát hoạt động của các phương tiện vận tải, phát hiện các vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh, an toàn giao thông đối với các phương tiện, lái xe và đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ; kịp thời chuyển thông tin đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định;
  • Thống kê phục vụ việc phân tích dữ liệu, tổng họp báo cáo định kỳ, đột xuất về sản lượng vận tải, tình hình hoạt động của các đơn vị vận tải, các vi phạm để cung cấp cho các cơ quan chức năng và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Tỉnh và của Sở Giao thông vận tải;
  • Thực hiện theo sự phân công của Sở Giao thông vận tải về việc triển khai các nội dung liên quan đến dịch vụ vận tải khách công cộng bằng xe buýt có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đảm bảo phù họp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
  • Phục vụ công tác kiểm soát hoạt động của các bến xe thông qua camera kết nối với Trung tâm.

d) Tổ chức thu học phí, các loại phí, lệ phí và sử dụng theo đúng quy định;

đ) Thực hiện các dịch vụ có liên quan nhằm phục vụ hoạt động của Trung

tâm;

e) Bố trí, sắp xếp, sử dụng viên chức, lao động thuộc Trung tâm đảm bảo theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh và của Sở Giao thông vận tải.

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Trung tâm có các phòng trực thuộc như sau:

a) Phòng Kế hoạch – Tổng hợp;

b) Phòng Đào tạo;

c) Phòng Giám sát giao thông vận tải

2. Biên chế

a) Trung tâm được bố trí số lượng người làm việc hưởng lương từ
nguồn thu sự nghiệp: 98 người (theo Đề án vị trí việc làm số 366/ĐA-SHLX&GSGTVTĐB ngày 01/8/2023 của Trung tâm Sát hạch lái xe và Giám sát giao thông vận tải đường bộ Quảng Ninh) trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động ;

b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Trung tâm ban hành kế hoạch tuyển dụng viên chức theo quy định, đồng thời báo cáo Sở GTVT, Sở Nội vụ để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát. Tổ chức triển khai Kế hoạch tuyển dụng viên chức.

3. Các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Trung tâm

a) Chức danh và số lượng cấp trưởng, cấp phó Trung tâm:

– Trung tâm có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc;

– Giám đốc là người đứng đầu của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị;

– Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh và của Sở Giao thông vận tải.

b) Chức danh và số lượng cấp trưởng, cấp phó các phòng trực thuộc Trung tâm:

– Các phòng trực thuộc có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng, số lượng Phó Trưởng phòng được xác định theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

– Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng thuộc Trung tâm phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí việc làm và chức danh đảm nhiệm theo quy định hiện hành;

– Giám đốc Trung tâm thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đến tuổi nghỉ hưu, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó phòng và tương đương thuộc Trung tâm theo quy định hiện hành sau khi có ý kiến chấp thuận về chủ trương của Sở GTVT.

 ——————————————————————————————————–

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG, BỘ PHẬN THUỘC TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE VÀ GIÁM SÁT GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUẢNG NINH

Căn cứ Quyết định số 242/QĐ-SHLX&GSGTVTĐB ngày 31/5/2023 của Trung tâm Sát hạch lái xe và Giám sát Giao thông vận tải đường bộ Quảng Ninh về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các Phòng thuộc Trung tâm

Nhiệm vụ chung của các phòng

Ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ riêng biệt của từng phòng, các phòng còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm theo quy định của Sở Giao thông vận tải, của Sở Tài chính, Sở Lao động thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao và lưu trữ tài liệu, công văn, hồ sơ, giấy phép các loại theo quy định của pháp luật.

– Phối kết hợp tốt với các phòng khác trong đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Chấp hành các quy định pháp luật và nội quy, quy chế đơn vị; thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ nhân viên thuộc phòng đáp ứng yêu cầu công việc được giao

I. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch – Tổng hợp

1. Chức năng: Là Phòng nghiệp vụ tham mưu cho Lãnh đạo Trung tâm về công tác kế hoạch; tổ chức – hành chính; tài chính kế toán; công tác quản lý sửa chữa, đầu tư xây dựng, định mức khấu hao tải sản, vật tư, nhiên liệu; mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và quản lý thu, chi, công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, quản lý ISO của Trung tâm.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Công tác xây dựng kế hoạch, định mức chi phí

– Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch ôn luyện và sát hạch hàng tháng.

– Chủ trì và phối hợp với phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch về vật tư, nhiên liệu, sửa chữa các phương tiện, thiết bị thuộc phòng quản lý.

– Xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư­ và thời gian bảo dư­ỡng sửa chữa các loại phư­ơng tiện thiết bị.

– Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng phương tiện, hệ thống thiết bị chấm điểm tự động, hệ thống giám sát giao thông vận tải đường bộ.

– Chủ trì và phối hợp với phòng phòng Đào tạo lập dự toán, quyết toán thu chi tài chính của Trung tâm để trình duyệt làm căn cứ thực hiện;

2.2. Công tác tổ chức lao động và tiền lương

– Tham mưu giải quyết các thủ tục về điều động, đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ chế độ và thôi việc cho người lao động trong cơ quan theo quy định; quản lý, lưu trữ hồ sơ của viên chức, nhân viên, giáo viên và người lao động trong Trung tâm;

          – Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức, nhân viên, giáo viên; đề xuất việc học tập nâng cao trình độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên và người lao động trong Trung tâm;

          – Giải quyết các thủ tục liên quan đến quyền lợi, chế độ cho cán bộ, nhân viên làm việc trong Trung tâm;

          – Theo dõi ngày công lao động, đôn đốc bình xét, lập bảng thanh toán lương hàng tháng. Kiểm soát giấy đi đường của cán bộ, nhân viên;

          – Quản lý, giải quyết các thủ tục về bảo hiểm và chế độ chính sách cho người lao động;

          – Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng, kỷ luật và đề nghị nâng bậc lương định kỳ, trước thời hạn cho viên chức, nhân viên, giáo viên và người lao động.

          2.3. Công tác hành chính

          – Theo dõi quản lý chung toàn bộ tài sản, thiết bị của Trung tâm và trực tiếp quản lý tài sản thuộc văn phòng, các phòng Lãnh đạo Trung tâm; Hội trường, kho lưu trữ hồ sơ. Tổ chức mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị; mua sắm, cấp phát tài liệu và văn phòng phẩm phục vụ hoạt động cơ quan;

          – Tổ chức tiếp nhận, phát hành, lưu trữ công văn đi và công văn đến theo quy định; Soạn thảo văn bản, photocopy tài liệu theo yêu cầu của Lãnh đạo Trung tâm hoặc đề nghị của các Trưởng phòng; biên soạn, hướng dẫn mẫu các văn bản;   

          – Quản lý con dấu theo quy định và chỉ được đóng dấu khi có tối thiểu 01 bản ký gốc;

          – Quản lý, theo dõi các hợp đồng dịch vụ: Điện, nước, điện thoại, báo chí, Internet, thuê văn phòng (nếu có) và các dịch vụ khác; quản lý khai thác mạng internet nội bộ cơ quan;

          – Làm vệ sinh cơ quan, các phòng Lãnh đạo; tổ chức phân công bảo vệ cơ quan trong và ngoài giờ hành chính;

          – Tổ chức đón, tiếp khách và đăng ký để Lãnh đạo Trung tâm tiếp;

          – Quản lý nhật trình hoạt động, cấp phát xăng dầu cho các phương tiện;

          – Tham gia thực hiện và quản lý chi phí, hợp đồng trang trí, khánh tiết.

2.4. Công tác quản lý tài chính

– Thực hiện chế độ tài chính kế toán và quản lý tiền mặt đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng quy định của Nhà nước;

– Tổ chức thu phí sát hạch, học phí đào tạo lái xe, sử dụng phí và học phí theo đúng quy định của nhà nước;

          – Chủ trì và phối hợp với phòng Đào tạo lập, trình duyệt thanh toán, nghiệm thu sửa chữa các phương tiện, thiết bị kỹ thuật theo quy định;

          – Quản lý quỹ cơ quan theo quy định và chế độ hiện hành;        

– Theo dõi và quản lý hợp đồng, thanh lý hợp đồng theo quy định.

2.5. Công tác quản lý, lưu trữ

          Tổ chức in ấn, quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo Quy chế Công tác Văn thư – Lưu trữ của Trung tâm.

2.6. Công tác quản lý tài sản, phương tiện, vật tư, thiết bị

– Chủ trì xây dựng quy chế quản lý tài sản công;

– Mở sổ sách theo dõi, quản lý tài sản, phương tiện, vật tư, thiết bị.

– Nhập tài sản lên phần mềm quản lý tài sản công

– Theo dõi, đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư tài sản, phương tiện, vật tư, thiết bị.

– Phối hợp với phòng Đào tạo trong việc quản lý phương tiện sát hạch, tập lái, sân sát hạch, sân tập, phòng học chuyên môn, hệ thống chấm điểm tự động, thiết bị, vật tư phục vụ công tác đào tạo, sát hạch.

II. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Đào tạo

1. Chức năng: Là phòng tham mưu giúp Giám đốc, phó Giám đốc, quản lý, tổ chức, triển khai  thực hiện công tác sát hạch, đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, bao gồm kế hoạch, chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế đào tạo của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động thương binh và Xã hội và các quy định của Trung tâm đã ban hành, công tác quản lý phương tiện, thiết bị chấm điểm tự động.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Lập và thực hiện kế hoạch

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, tuyển sinh hàng năm và kế hoạch đào tạo dài hạn của Trung tâm;

– Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề;

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

– Tổ chức, phân công giáo viên triển khai thực hiện giảng dạy các lớp lái xe cơ giới đường bộ theo kế hoạch đào tạo các lớp đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng cho phương tiện đào tạo và sát hạch, thiết bị chấm điểm tự động;

– Chủ trì trong việc tổ chức kiểm tra, thi, xét công nhận Tốt nghiệp theo quy định;

2.2. Thực hiện công tác Tuyển sinh

– Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm, quý, tháng trình Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt và triển khai thực hiện.

– Tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh với đầy đủ thành phần theo quy định;

– Nhập dữ liệu học viên vào phần mềm quản lý đào tạo lái xe theo kế hoạch mở lớp.

– Trích xuất danh sách mở lớp đồng thời gửi dữ liệu phần mềm lên hệ thống quản lý đào tạo lái xe về Sở giao thông vận tải.

– Quản lý hồ sơ học viên bao gồm cả hồ sơ chưa thi của các lớp

– Quản lý, nhập dữ liệu, lưu trữ và truyền dẫn dữ liệu đào tạo, sát hạch;

– Nhập và quản lý dữ liệu giáo viên, xe tập lái trên phần mềm hệ thống quản lý đào tạo lái xe

– Quản lý văn phòng tuyển sinh (do Trung tâm hợp đồng): (1) Tại khu vực Hạ Long, địa chỉ: 607 – Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long; (2) Tại khu vực Miền Tây, địa chỉ: 198 Trần Khánh Dư, phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên; (3) Tại khu vực Miền Đông, địa chỉ: số nhà 30, Ngã Ba Quảng Minh, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà và các văn phòng tuyển sinh khác (nếu có).

– Tiếp nhận, quản lý cấp phát chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo, giấy phép lái xe cho học viên.

– Giữ mối liên hệ với giáo viên, học viên các lớp.

2.3. Thực hiện công tác Giáo vụ

– Lập các bảng, biểu mẫu về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải, của cơ quan quản lý cấp trên và của Giám đốc.

– Hướng dẫn thực hiện và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác giáo vụ, công tác cố vấn học tập trong toàn Trung tâm;

– Quản lý giáo viên, học viên, phương tiện tập lái;

– Kiểm tra việc thực hiện dạy và học của giáo viên và học viên theo tiến độ đào tạo đã được Sở giao thông vận tải phê duyệt.

– Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện ghi chép sổ sách, giáo án và các điều kiện giảng dạy của học viên đối với từng kháo học.

– Lưu trữ các tài liệu đào tạo theo quy định về phân cấp quản lí;

2.4. Quản lý phương tiện, thiết bị chấm điểm tự động và sát hạch

– Quản lý, điều động phương tiện theo kế hoạch;

– Tổ chức cho học viên ôn luyện thi tốt nghiệp và sát hạch;

– Đề xuất sửa chữa, mua sắm phụ tùng trang bị cho các phương tiện tập lái và sát hạch.

– Thực hiện giám sát quá trình sửa chữa phương tiện và tham gia nghiệm thu khi hoàn thành.

– Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, chuẩn đoán sự cố hệ thống chấm điểm tự động tại Trung tâm Sát hạch;

– Quản lý các sân sát hạch môtô bao gồm: phòng thi lý thuyết, sân sát hạch, nhà điều hành, xe sát hạch và hệ thống thiết bị chấm điểm tự động.

– Tổ chức hướng dẫn ôn luyện lý thuyết, thực hành  trên máy tính, trên phương tiện sát hạch có lắp đặt thiết bị chấm điểm tự động theo kế hoạch hàng tuần, tháng;

– Theo dõi, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa, nâng cấp hệ thống mạng máy tính, các thiết bị ngoại vi, máy chủ, các phần mềm ứng dụng tại Trung tâm và các sân sát hạch lái xe môtô hạng A1 thuộc Trung tâm;

– Chủ trì trong việc quản lý, sửa chữa, thay thế các phương tiện, thiết bị vật tư phục vụ công tác đào tạo, sát hạch;

2.5. Thực hiện công tác đào tạo lái xe

– Tổ chức thực hiện tuyển sinh và giảng dạy lái xe các hạng: môtô A1, A2, ôtô, xe nâng, máy xúc theo chương trình, kế hoạch đào tạo;

– Thực hiện lập, xây dựng các loại giáo án, sổ sách, biểu mẫu theo quy định;

– Tổ chức cho học viên thi tốt nghiệp và sát hạch;

– Quản lý phương tiện tập lái;

– Thực hiện lập, xây dựng các loại giáo án, sổ sách, biểu mẫu theo quy định;

– Tổ chức cho học viên thi tốt nghiệp và sát hạch;

2.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc hoặc chịu sự phân công của phó giám đốc khi được giám đốc ủy quyền

III. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Giám sát giao thông vận tải

1. Chức năng: Là phòng tham mưu giúp Giám đốc, phó Giám đốc triển khai thực hiện nhiệm vụ giám sát giao thông vận tải đường bộ; Quản trị phần mềm, dữ liệu DAT và Ca bin điện tử phục vụ công tác đào tạo lái xe ôtô.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Công tác lập kế hoạch

Xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm, hàng tháng, hàng quý; kế hoạch giám sát chuyên đề báo cáo lãnh đạo trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2.2. Công tác giám sát giao thông vận tải

– Tổ chức hoạt động giám sát giao thông vận tải đường bộ trên các hệ thống thông minh của Bộ Giao thông vận tải và của tỉnh;

– Khai thác thông tin, dữ liệu từ các hệ thống thông minh của Bộ Giao thông vận tải và hệ thống giao thông thông minh của tỉnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở Giao thông vận tải về: kiểm soát, điều tiết mật độ phương tiện tham gia giao thông, giám sát hoạt động của các phương tiện vận tải, phát hiện các vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh, an toàn giao thông đối với các phương tiện, lái xe và đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ; kịp thời chuyển thông tin đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định;

– Thống kê phục vụ việc phân tích dữ liệu, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về sản lượng vận tải, tình hình hoạt động của các đơn vị vận tải, các vi phạm để cung cấp cho các cơ quan chức năng và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Tỉnh và của Sở Giao thông vận tải;

– Thực hiện theo sự phân công của Sở Giao thông vận tải về việc triển khai các nội dung liên quan đến dịch vụ vận tải khách công cộng bằng xe buýt có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

– Kiểm soát hoạt động của các bến xe thông qua camera kết nối với Trung tâm.

2.3. Công tác quản trị phần mềm, dữ liệu DAT và ca bin điện tử

2.3.1. Công tác quản trị phần mềm, dữ liệu DAT

– Chủ trì trong việc đề xuất, lắp đặt, quản lý thiết bị DAT phục vụ công tác đào tạo lái xe ôtô.

– Tổ chức thực hiện việc giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường đối với người học theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt.

– Phối hợp với phòng Đào tạo trong việc xét điều kiện thi tốt nghiệp đối với học viên học lái xe ôtô

– Lưu trữ và quản lý dữ liệu DAT.

2.3.2. Công tác quản lý, vận hành ca bin điện tử

– Phối hợp với phòng Đào tạo trong việc xét điều kiện thi tốt nghiệp đối với học viên học lái xe ôtô

– Quản lý, lưu trữ dữ liệu Ca bin điện tử.